Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VVFC
    • Tổ chức nhân sự
    • Mạng lưới hoạt động
    • Hệ thống Chi nhánh
      • Chi nhánh Miền Nam
      • Chi nhánh Hà Nội
      • Chi nhánh Hải Phòng
      • Chi nhánh Bắc Trung Bộ
      • Chi nhánh Miền Trung - Tây Nguyên
      • Chi nhánh Khu vực III
    • Hệ thống Văn phòng đại diện
    • Hợp tác quốc tế
  • Thẩm định giá
    • Thẩm định giá bất động sản
    • Định giá doanh nghiệp
    • Thẩm định giá Động sản và TSVH
    • Mẫu đề nghị thẩm định giá
  • Suy nghĩ-Trao đổi
  • VBPL
    • Thẩm định giá
    • Bất động sản
    • Định giá Doanh nghiệp
    • Đấu giá
    • Biểu phí dịch vụ
  • Thư viện ảnh
    • Phần thưởng cao quý
      • 09 Huân chương Lao động
      • 24 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
      • 45 Bằng khen và Danh hiệu ngành Tài chính
      • Thành tích khác
      • Lễ đón nhận Phần thưởng cao quý
    • Lễ kỷ niệm
    • Hợp tác quốc tế
    • Hoạt động Thẩm định giá
      • Bồi dưỡng nghiệp vụ
      • Đảng - Công đoàn - Đoàn TN
      • Hội nghị tổng kết
      • Hội Thẩm định giá
    • Hoạt động khác
      • Hoạt động ngoại khóa
      • Hoạt động từ thiện
  • Kỷ yếu
  • Introduction
  • Liên hệ
Tin tức
  • Tin tức VVFC
    • Bản tin VVFC
  • Tin ngành
  • Tin giá cả thị trường
  • Tin trong nước và quốc tế
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Vạch lỗ hổng giám sát vốn khiến Doanh nghiệp bốc hơi 17.000 tỷ đồng

Khi thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những vấn đề cần thiết là đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Các chuyên gia đã chỉ ra lỗ hổng trong giám sát vốn nhà nước từ trước tới nay, gây ra thua lỗ tại doanh nghiệp nhà nước.
 

Nhiều DNNN thua lỗ do thiếu cơ chế giám sát của người quản lý vốn nhà nước. Trong ảnh, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên thua lỗ. Ảnh: Như Ý.

 Làm việc không hiệu quả, lương vẫn cao ngất

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, từ năm 2011 đến 2016, số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thua lỗ không giảm. Báo cáo hợp nhất năm 2016, có tới 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm cty mẹ - con lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng. Ðầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng đến nay chưa thu hồi và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đã đầu tư. Nhiều nỗ lực xử lý dự án nhưng phục hồi chậm.

Theo CIEM, hiện nay chưa có cơ quan nào đủ thẩm quyền và khả năng theo dõi, đánh giá DNNN đầy đủ, hiệu quả và toàn diện.

“Nguyên nhân khiến việc giám sát không hiệu quả do thiếu thông tin đầy đủ về vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại DN. Cơ quan chức năng phải xây dựng được hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng chủ sở hữu”, đại diện CIEM kiến nghị.

Là một cổ đông của nhà máy sản xuất phân bón hàng đầu cả nước với giá trị cổ phần khoảng 300 tỷ đồng, ông Trương Văn Hiền (Giám đốc Cty cổ phân nông nghiệp Nghệ An) phản ánh nhiều bất cập trong quản lý vốn ở DNNN. Ông Hiền dẫn ví dụ, ngay tại nhà máy ông là cổ đông, những năm gần đây chi phí vận hành bộ máy lớn hơn cả chi phí sản xuất.

“Bộ máy quản lý quá cồng kềnh, nhiều chi phí không cần thiết như quảng cáo sản phẩm khiến lãi của nhà máy giảm dần. Trong khi đó, nhiều vị trí trong hội đồng thành viên, đại diện vốn nhà nước làm việc không hiệu quả nhưng chi phí lương của họ rất lớn”, ông Hiền cho biết.

Ðánh giá về câu chuyện giám sát của chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, Việt Nam đã tổ chức hàng nghìn hội thảo, kiến nghị của cán bộ, cơ quan nhà nước cho hoat động này nhưng hệ thống giám sát vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Ngay cả khái niệm phạm vi giám sát thể hiện sự thiếu rõ ràng, thiếu thống nhất.

Một trong những nguyên nhân là cách làm việc tập thể. DNNN có thể chịu trên đầu nhiều “tròng” giám sát nhưng chưa có cái nhìn toàn diện thực tế. Cuối cùng chúng ta có báo cáo mờ nhạt theo kiểu thầy bói xem voi. Thậm chí, khi xảy ra thua lỗ, người giám sát ở DNNN luôn có hàng loạt lí do để minh chứng cho rủi ro.

“Ðể giám sát DNNN hiệu quả nhất phải thu hẹp tối đa số lượng doanh nghiệp. Nếu số DNNN quá nhiều như hiện nay sẽ không có ai giám sát đầy đủ”, bà Lan nhấn mạnh.

Phải quy trách nhiệm cá nhân

Sau khi thành lập, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tổng giá trị vốn và tài sản khoảng 5,4 triệu tỷ đồng. Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và 21 tổng công ty các bộ đang quản lý chuyển về ủy ban. TS Nguyễn Ðình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, để hoạt động hiệu quả, người giữ vai trò giám sát phải lựa chọn cách khác, còn người đại diện vốn phải làm việc theo tiêu chí khác biệt chứ không áp dụng cứng nhắc quy tắc công chức như cơ quan quản lý nhà nước.

“Công chức của chúng ta làm theo quy định, quy trình, sẽ không bao giờ có sáng tạo đổi mới. Phải giao cho người làm nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước những nhiệm vụ yêu cầu rất cao, buộc họ phải tìm phương án sáng tạo để thực hiện như giao tăng hiệu quả 30-40%”, ông Cung nhấn mạnh.

“Chừng nào tài sản nhà nước chưa gắn với trách nhiệm cá nhân thì việc giám sát chưa hiệu quả. Hệ thống chịu trách nhiệm tập thể như hiện nay đang che mờ trách nhiệm cá nhân. Mấu chốt vấn đề của giám sát phải quy trách nhiệm cá nhân rõ ràng và thiết kế chính sách để cá nhân chịu trách nhiệm
Chuyên gia kinh tế Trần Ðình Thiên

 

Theo Quỳnh Nga - www.tienphong.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính.
Email In trang
Các bài viết khác
  • Giao dịch nhà đất tại TP.Hồ Chí Minh tăng đột biến
  • M&A bất động sản tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022
  • Lần đầu tiên ra văn bản công khai, định rõ mức giá thu tiền típ với du khách
  • Hậu đấu giá đất Thủ Thiêm, khách ‘xếp hàng’ chờ mua nhà liền thổ giá triệu đô
  • Những trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ 1/3/2022
  • VIỆT NAM ĐƯỢC VÀ MẤT GÌ TRONG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG?
  • Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tìm cách tự vệ với hàng Trung Quốc
  • Đối phó với sức ép khủng khiếp từ hàng Trung Quốc như thế nào?
  • Sức chịu đựng của Mỹ và Trung Quốc ra sao trong chiến tranh thương mại?
  • Mua đất phân lô, nhiều người có nguy cơ mất nhà
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam VVFC
Địa chỉ: Số 03 Thụy Khuê - P. Thụy Khuê - Q. Tây Hồ - Tp. Hà Nội
Tel: 024.38432171 - 08043139 - 08044995  *  Fax: 024.38472271 - 37281550
Email: info@vvfc.vn  

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo